Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ẩm thực. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Thưởng thức đà điểu nướng thơm lừng cùng rượu vang

Món đà điểu nướng thật ngon thơm phức và càng tuyệt vời hơn khi bạn thưởng thức nó cùng với rượu vang. Bữa tiệc sẽ thực sự bắt đầu với ly rượu vang đỏ với món Thịt Đà điểu Úc ướp dầu vừng nướng than hoa kèm sốt Balsamicoi.


Nhờ rượu vang đỏ hảo hạng, mùi thơm độc đáo của Đà Điểu Úc thêm thơm đượm, ngọt bùi. Rượu vang Ý được chọn cho món ăn này là Martelletti Dolcetto, rượu vang cao cấp DOC (dưới 14 độ).

Nếu đã quá quen thuộc với Bò Úc nướng ngon tuyệt tại Mondo thì bạn có thể lựa chọn Thăn lưng Bò Úc sốt BBQ thay cho món Đà Điểu mới lạ. Sự thăng hoa của vị giác khi thưởng thức rượu vang, thịt nướng – sự thăng hoa của xúc giác khi được lật từng miếng thịt,  xúc cảm khi nhận thấy mùi thơm tỏa ra và của thính giác khi nghe tiếng kêu lách tách của thịt đang chín dần  - tất cả như hòa làm một trong không khí quây quần đầm ấm cùng người thân, bạn bè – khi ấy bữa tiệc đã thực sự thăng hoa đúng nghĩa.


Chuẩn bị nguyên liệu: cho 4 người
  • 400g phi lê đà điểu
  • 500g bánh hỏi khô
  • 5 nhánh hành lá
  • Tỏi băm, hành tím bào, rượu vang trắng, nước tương, muối, hạt nêm, đường, ngũ vị hương, bột năng, dầu ăn.
  • Dưa leo, rau sống, nước mắm chua ngọt ăn kèm

Cách chế biến:
- Thịt đà điểu thái mỏng, ướp muối, hạt nêm, nước tương, đường, tỏi băm, ngũ vị hương, dầu ăn, rượu vang, để thấm. Hành lá cắt khúc, cho vào chảo dầu nóng đảo qua. Hành tím phi vàng.

- Ngâm bánh hỏi với nước ấm khoảng 20 phút cho mềm, vớt ra để ráo, rắc bột năng đều lên hai mặt bánh. Cho bánh vào xửng hấp, đậy kín nắp bắc lên bếp hấp khoảng 15 phút, khi thấy bánh trong là được.

- Xếp thịt đà điểu vào vỉ nướng, cho vào lò vi sóng, chọn chế độ nướng ở nhiệt độ 170°C, nướng đến khi thịt dậy mùi thơm. Xếp bánh hỏi ra đĩa, cho thịt đà điểu lên trên, rắc mỡ hành và hành tím phi lên trên, ăn kèm rau sống, dưa leo và nước mắm chua ngọt.


Wine99.com.vn (Sưu tầm)

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Rượu vang đổ chế biến món bạch tuộc xào rau muống

Bạch tuộc xào rau muống giúp bạn có thể bổi bổ sức khỏe không chỉ cho những người mệt mỏi do thiếu sắt mà còn cho những người làm việc nhiều cần bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Món này chế biến nó cũng thật đơn giản, bạn hãy tham khảo cách chế biến món ngon này nhé!

Chú ý: Rượu vang giúp khử mùi tanh của bạch tuộc, đồng thời tăng thêm hương vị cho món ăn.

Nguyên liệu: 

- 300g bạch tuộc;
- 100g rau muống cọng;
- 2 trái ớt hiểm;
- 1M gừng băm;
- Hành tỏi băm;
- Dầu hào,
- rượu vang đỏ;
- Màu dầu điều;
- Tiêu, đường, dầu ăn; Hạt nêm; Giấm gạo lên men.

Cách làm món bạch tuộc xào rau muống


- Chọn bạch tuộc da còn nguyên, thịt săn, trong là bạch tuộc ngon.


- Bạch tuộc sơ chế sạch, ướp 1M gừng băm, 1M hành tỏi băm, 2 trái ớt hiểm đập dập, 1/2M giấm gạo lên men, 1M rượu vang, 1/2M dầu hào, 1M dầu điều, 2M hạt nêm, để thấm.

- Rau muống lặt sạch, cắt khúc 4cm.


- Pha xốt: trộn đều 1M giấm gạo lên men, 1M rượu vang đỏ, 1M đường, 1/2M dầu hào.


- Phi thơm hành tỏi băm, xào săn bạch tuộc, nêm ½ lượng xốt, trút ra dĩa.


- Tiếp tục xào rau muống, nêm ½ lượng xốt còn lại, cho bạch tuộc vào đảo đều, tắt bếp.


- Cho bạch tuộc xào ra dĩa, rắc thêm tiêu. Dùng nóng với cơm.


Tagscach lam ruou nhocách làm rượu nho ngoncác loại rượu nổi tiếng


Tin liên quan:
>> http://ruouvang365.blogspot.com/2013/07/9-tac-dung-cua-ruou-vang-oi-voi-phu-nu.html
>> http://ruouvang365.blogspot.com/2013/07/thien-uong-xanh-o-australia.html
>> http://amthucruouvang.blogspot.com/2013/07/mon-ngon-mi-y-sot-vang-trang-tron-ngheu.html


Wine99.com.vn (Sưu tầm)


Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Vịt om sấu đậm đà thơm ngon

Vịt om sấu là món ăn ngon, đậm đà và rất bổ dưỡng vào ngày hè. Cũng không quá khó để chế biến được món ăn này đâu đấy nhé.
 Nguyên liệu:
  • 1 con vịt đã làm sạch khoảng 1kg -1,2kg
  • 10 -12 quả sấu
  • 0,5 kg khoai sọ loại nhỏ
  • 5- 6 củ hành tím
  • 10 lá mùi tàu
  • Muối, tiêu, hành, ớt sừng 1 quả ,gừng, nước mắm,1 củ tỏi, 5 củ xả

Quy trình thực hiện:
  • Bước 1: Vịt xát rượu gừng cho bớt hôi, chặt miếng vừa ăn đừng chặt nhỏ quá. Nhớ cắt phần trên phao câu vứt bỏ.
  • Bước 2:  Hành, tỏi, sả xắt lát mỏng.
  • Bước 3: Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối ,1/2 muỗng canh hạt nêm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng 1/2 (hành, tỏi, sả) . Để 30 phút cho ngấm.
  • Bước 4: Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5ph rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay
  • Bước 5: Sấu cạo vỏ ngâm nước lạnh
  • Bước 6: Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ
  • Bước 7: Đun dầu nóng già cho 1/2 (hành + tỏi + sả )còn lại phi thơm. Tiếp đến cho thịt vịt xào săn.
  • Bước 8: Cho sấu vào nồi đổ nước cho ngập thịt.
  • Bước 9: Khi thăm chừng thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.
  • Bước 10: Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi . Múc ra bát, ăn nóng.
Mách nhỏ:
  • Các mẹ có thể dùng nước quả dừa xiêm( khoảng 1 lít) để thay nước lạnh sẽ giúp món ăn ngon hơn.
  • Có thể luộc riêng sấu dầm nát để rút ngắn thời gian
  • Món vịt om sấu ăn kèm với bún rất ngon và nếu theo phong cách lẩu thì nên có thêm rau muống nhặt bỏ 70% lá và một số loại rau khác như cải cúc, nấm kim châm…
Chúc các bà, các chị, các mẹ thành công ^^
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Luộc trứng theo kiểu Hàn Quốc

Bạn đã quá quen thuộc với cách luộc trứng thông thường. Hãy thử thay đổi một chút theo cách luộc trứng của người Hàn Quốc. Bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn với món trứng luộc này đấy.
Nguyên liệu:
  • 6 quả trứng, để ở nhiệt độ phòng
  • 2 muỗng cà phê muối biển
  • ¾ chén nước
  • Nồi cơm điện để luộc trứng
Cách làm:
  • Bước 1: Cho trứng vào trong một bát lớn, đổ nước ấm vào cho đến khi trứng chìm nước, rồi ngâm trứng như vậy khoảng 1 giờ (điều này sẽ làm trứng không bị nứt khi luộc).
  • Bước 2: Cho trứng vào nồi cơm điện, không xếp trứng chồng lên nhau.
  • Bước 3: Hoàn tan muối biển vào trong nước, đổ nước muối vào trứng (nước ngập ½ quả trứng).
  • Bước 4: Luộc trứng cho đến khi nồi cơm điện tự động tắt và chuyển sang chế độ giữ ấm.
  • Bước 5: Cứ để trứng như vậy qua đêm trong nồi cơm điện. Trứng luộc sẽ sẵn sàng để cho bạn thưởng thức vào sáng hôm sau.
Chúc các bạn ngon miệng và thành công với món trứng luộc kiểu Hàn này nhé.
 Xem thêm:

Cách làm thạch găng cho cả nhà

Nếu chưa từng biết tới cách làm thạch găng, bạn nên gia nhập thêm món ngon mát lành này vào sổ tay nội trợ cho thực đơn ngày hè của bạn thêm phong phú nhé!
Nguyên liệu: Với cách làm thạch găng kiểu truyền thống này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
  • 50g lá thạch găng rừng phơi khô: cần được nhặt sạch sẽ kĩ lưỡng vì nó thường lẫn với gai. Bạn đừng nhầm với lá sương sâm nhé dù lá sương sâm cũng vò ra thạch màu xanh.
  • 3,5 lít nước đun sôi để nguội và chiếc nồi miệng rộng đủ lớn để chứa từng đó nước
  • 150ml nước vôi trong (bạn tôi vôi sống vào nước lọc để lấy 50g vôi tôi, khuấy vôi tôi hòa đều vào nửa lít nước lọc, để qua đêm cho lắng các cặn vôi xuống, phần nước trong ở trên có thể soi gương in bóng được, hớt bỏ váng, lấy 200ml nước trong để dùng pha cùng thạch sau khi đã vò xong)
  • 100g đường vàng đun hơi sánh trong 200ml nước
  • Một chút tinh dầu chuối (nếu thích) và 1 túi vải để lọc thạch

Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch lá găng, tráng qua nước lọc và để ráo nước. Khi vò thạch găng, bạn đổ nước vào nồi sao cho khi đặt chiếc rá trên miệng nồi thì đáy rá vừa chạm vào mặt nước. Vò thạch bằng cách nắm lá thạch sát vào rá cho lá mau nát. Vò chừng 7 phút như vậy bạn đổ nốt số nước còn lại vào và vò sát lá trong nước cho mau thôi hết chất thạch vào nước. Bạn vò đều tay và đều lá chừng 10' - 15' là được.

Bước 2: Vắt kiệt nước khỏi bã lá găng, nước lọt qua rá xuống nồi có rất nhiều bọt nhưng chẳng bao lâu bọt sẽ tan biến hết, khá nhiều lá vụn cũng lọt xuống theo. Nhiều người cho lá găng vào máy xay sinh tố xay cho mau vụn nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì cách làm thạch găng thủ công vò tay vẫn được thạch ngon hơn.
Nếu bạn dùng nhiều lá hơn, thạch sẽ đông đặc hơn nhưng khi làm bạn phải vò nhanh tay hơn và rút ngắn thời gian lại, nếu không thạch sẽ đông khi chưa kịp lọc. Lọc nước thạch đã vò qua một túi vải, bạn cần làm nhanh tay.
Bước 3: Rót 150ml nước vôi trong vào nồi thạch đã lọc và khuấy đều rồi để lắng tự nhiên, chừng 1 tiếng sau là thạch đông dẻo ở nhiệt độ thường. Cất nồi thạch vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn sẽ không cần phải cho đá vụn, như thế thạch cũng đỡ nhạt.
 
Khi ăn bạn dùng muôi/thìa to, nông và mỏng thành để múc thạch. Khi múc bạn hớt những miếng thạch to kéo dài, tránh múc vụn thạch ở từng góc nhỏ, như thế thạch sẽ đỡ chảy nước. Rót nước đường đủ ngọt để khuấy đều cùng thạch, không nên khuấy nhiều quá làm thạch chảy nước.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món thạch này!.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Kim chi lá hẹ Hàn Quốc thơm ngon

Món kim chi lá hẹ còn được người Hàn gọi là Buchu Kimchi. Món này ăn với cơm cũng rất ngon và bạn không thể quên được nếu một lần thưởng thức qua chúng.

 Nguyên liệu:
  • 450g lá hẹ
Gia vị:
  • 4 muỗng canh bột ớt Hàn Quốc
  • 3 muỗng canh nước mắm
  • 1 muỗng canh tôm muối Hàn Quốc (tép Hàn - nếu không có có thể sử dụng thêm nước mắm)
  • 1 muỗng canh đường
  • 1 muỗng canh bột gạo nếp
  • 1 muỗng cà phê hạt vừng
Cách làm:
  • Bước 1: Trộn bột gạo nếp với ½ nước. Đun nóng, vừa đun vừa khuấy cho đến khi bột dày lên thành dạng hồ. Để nguội.
  • Bước 2: Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước rồi cắt làm 2-3 khúc.
  • Bước 3: Trộn tất cả các nguyên liệu với ½ chén nước trong một bát. Sao đó cho lá hẹ vào.
  • Bước 4: Sát nhẹ gia vị vào lá hẹ. Rồi để như vậy từ 2-3 giờ ở nhiệt độ phòng.
  • Bước 5: Cho kim chi vào lọ rồi cất vào tủ lạnh. Kim chi lá hẹ có thể ăn được luôn nhưng sẽ ngon hơn khi để thêm vài ngày. Kim chi lá hẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 tuần.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với kim chi lá hẹ nhé!

10 món ngon của CNN trong mùa hè

Bên cạnh các món ăn được yêu thích trong mùa hè trên khắp thế giới, CNN giới thiệu món bún chả trong lòng phố cổ Hà Nội như một trải nghiệm ẩm thực khác biệt hấp dẫn thực khách. 

Những món ăn mát lạnh, ngọt ngào thường là lựa chọn hấp dẫn nhất trong mùa hè. Nhưng ở một số nước, những món ăn có tính nóng cũng rất được ưa thích trong thời tiết oi bức. Dưới đây là danh sách các món ăn ngon nhất dành cho mùa hè ở khắp các châu lục.

Bún chả, Việt Nam

Bún Chả là sự kết hợp hoàn hảo hai món ăn được yêu thích trong mùa hè: thịt nướng và salad (dưa góp, rau sống). Điều đặc biệt thu hút thực khách không chỉ từ những vỉ nướng chả thơm lừng trên bếp than mà còn nằm ở bát nước chấm đậm đà chua, cay, mặn, ngọt. Dưới cái nóng hè oi ả, thả những cọng bún trắng, mềm, mát lạnh vào bát nước chấm sẽ cảm nhận vị ngon độc đáo khó quên cho bất kỳ ai đã từng được thưởng thức.

Kulfi, Ấn Độ

Vượt lên các món kem thông thường, Kulfi - một loại kem đặc biệt của Ấn Độ được lựa chọn vào danh sách. Món kem truyền thống Ấn Độ này có đậm vị kem sữa hơn, thơm dịu khác biệt với hương hoa hồng và xoài. Người ta phục vụ Kulfi trong những chiếc ‘matkas’ (niêu đất nhỏ) để cách nhiệt và giữ kem lạnh lâu hơn.

Elote, Mexico 

Elote là tên gọi cho món ngô nưỡng kiểu Mexico. Bắp ngô khi nướng gần chín được quết thêm phomai hoặc sốt mayonaise, sau rắc thêm ớt bột, dừa nạo và nước cốt chanh.

Mỳ Naeng, Hàn Quốc

Món mỳ lạnh Hàn Quốc nối tiếng thường được phục vụ trong những tô nước đá lớn, giữ cho bát mỳ luôn mát lạnh cho đến khi thưởng thức sợi cuối cùng. Sợi mỳ làm từ kiều mạch, dẻo dai được trộn lẫn với dưa chuột, lê, trứng luộc, thịt bò và chìm vào nước dùng lạnh thơm mùi mù tạt.

Acarajé và Vatapá, Brazil

Đến từ miền đông bắc vùng đất của ‘những mùa hè vĩnh cửu', Acarajé và vatapá là 2 món ăn đường phố nổi tiếng ở Brazil. Acaraje được người Brazil yêu thích như người Mỹ thích bánh mỳ kẹp thịt. Người ta ngâm và tách vỏ đậu Fradinho, nấu nhừ và nghiền cùng tôm, hành, sau đó viên tròn và đem chiên. Acaraje thường ăn kèm với Vatapá, sốt gồm dầu Dende, nước dừa, cá thêm ớt, tỏi và đinh hương, đặc biệt có bột sắn tạo độ sệt.

Halo – Halo, Philippines

Tên của món tráng miệng Philipine có nghĩa là ‘mix-mix’ (trộn lẫn). Món giải khát được làm từ nhiều loại hoa quả nhiệt đới như: mít, đu đủ, chuối, hồng xiêm và thường được trộn cùng các loại đậu, khoai, bột bắp hay hạt lọc. Vị mát lạnh của một ly Halo-Halo đến từ những viên kem và đá bào cùng siro. Đây là món ăn rất được yêu thích bởi cả màu sắc lẫn mùi vị.

Lẩu Trùng Khánh, Trung Quốc

 Lẩu Trùng Khánh mang đến trải nghiệm ‘mồ hôi và nước mắt’ khó quên cho các thực khách. Nồi nước lẩu gồm các gia vị đặc trưng châu Á và đặc biệt nhiều ớt tươi, hạt tiêu, ăn kèm các đồ nhúng như óc heo, sách bò, lòng cừu…sẽ khiến người ăn đổ mồ hôi và thậm chí chảy nước mắt vì quá cay. Người Trung Quốc cho rằng khi ăn đồ cay như vậy, mồ hôi sẽ toát ra và giúp làm mát cơ thể. Do đó, người dân Trung Quốc đặc biệt yêu thích món này trong mùa hè.

Đá sữa bào, Đài Loan

Thay vì đá bào thông thường, sữa đặc được làm đông và chạy qua các máy cạo để tạo thành những lát đá mềm mịn, tan ngọt trong miệng. Đá bào sữa rất phổ biến ở Đài Loan và nhiều nước Đông Á, thường phục vụ kèm các loại hoa quả tươi cắt miếng để tăng độ hấp dẫn cho món ăn.

Meze, Hy Lạp

Meze là món khai vị đặc trưng của người dân Địa Trung Hải vả Trung Đông, gồm nhiều món được dùng chung với nhau như phomai feta, quả ô liu Kalamata, đậu hầm với sốt Cacik, đậu nghiền, rau cải bó xôi và cả bánh mì.

Ceviche. Peru

Ceviche có nguồn gốc từ Peru, được mệnh danh là ‘gỏi Tây’, hiện là món hải sản phổ biến ở các vùng ven biển của Mỹ, đặc biệt là miền Trung và Nam Mỹ. Ceviche gồm có tôm, cá sống tươi ướp với nước ép cam, chanh, trộn thêm gia vị, ớt bột và dùng kèm hành tây cà chua, các loại rau sống. Tại Peru, có riêng một Lễ hội về món ăn này: Lễ hội Ceviche.

 

 

 


 



 


Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Canh chua thịt băm cho bữa cơm ngon miệng

Canh cải chua nấu thịt nạc băm

Nguyên liệu:
  • 200g thịt nạc băm
  • 1 quả cà chua
  • 200g dưa cải chua
  • Hành lá, muối, đường hoặc hạt nêm, hành khô.
Bước 1:
  • Dưa cải chua rửa sạch, xả lại nhiều lần nước cho bớt mặn và chua, cắt khúc ngắn.
  • Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
Bước 2:
  • Thịt nạc băm đổ ra bát, thêm một thìa nhỏ muối, một ít hạt tiêu, hành khô thái nhỏ, trộn đều, ướp khoảng 15 phút.
  • Đun nóng một ít dầu ăn ở chảo, phi hành thơm, cho bát thịt vào xào chín, đổ ra bát để riêng.
Bước 3: Dùng lại chảo đó, cho cà chua vào xào chín, nêm vào một ít muối, đường, sau đó châm vào nồi khoảng 2-3 bát con nước lọc, tiếp tục đun sôi thì cho bát thịt đã xào ở bước 2 vào.
Bước 4: Đun đến khi cà chua mềm, cho dưa cải chua vào đun cùng, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
Bước 5: Cuối cùng tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ vào nồi canh, múc canh ra bát lớn dùng làm món canh ăn với cơm.





Thơm ngon món gà nướng táo

Đã quá quen thuộc với món thịt gà. Hãy biến hóa nó cho bữa cơm của bạn thêm phần hấp dẫn với món gà nướng táo nhé.

Nguyên liệu:
  • Đùi gà: 200gr
  • Táo: 1 quả
  • Mật ong: 1 thìa canh
  • Nước tương: 1/2 thìa canh; tỏi băm: 1 thìa canh; hành tím băm: 1 thìa canh
  • Bột gà: 1/2 thìa cà phê; bột ngũ vị hương: 1/2 thìa cà phê; đường.
  • Tăm tre để cố định món ăn. 
Cách làm:
  • Bước 1: Đùi gà rửa sạch, rút xương, cắt làm 6 miếng mỏng. Cho thịt gà vào tô, ướp chung với bột gà, đường, nước tương, mật ong, tỏi, hành băm, ngũ vị hương khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
  • Bước 2: Táo rửa sạch, cắt thành 6 miếng đều nhau. Dùng gà quấn quanh miếng táo. Dùng cọ phết mật ong bên ngoài miếng gà bọc táo. Dùng tăm tre để giữ dáng món ăn.
  • Bước 3: Cho gà vào lò nướng vàng ở 185oC trong 10 phút.
Một ly rượu vang là điều rất phù hợp khi bạn muốn thưởng thức thêm cùng món ăn này đấy!!!!
Xem thêm: Hướng dẫn cách đọc nhãn rượu vang
Ngộ độc rượu và cách xử trí

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Biến tấu cùng bún đậu

Biến tấu lạ nhất là sự kết hợp cái thanh, mát, dịu nhẹ của món thuần Bắc với những cuốn chả giò được chế biến theo công thức đặc biệt thơm lừng, béo ngậy.


Thanh, mát, nhưng không kém phần đậm đà và ngon miệng, bún đậu mắm tôm từ lâu đã có sức hút mãnh liệt nơi đất kinh kỳ. Và một năm gần đây, khi du nhập vào làng ẩm thực phương Nam, món này ăn mùa nào cũng ngon, cũng hợp nhanh chóng trở thành trào lưu ẩm thực "công phá" thực khách mọi lứa tuổi.

Bún đậu mắm tôm không cầu kỳ trong khâu nguyên liệu với dăm miếng bún lá xinh xinh, đĩa đậu hũ chiên vàng, kèm theo bát mắm tôm pha chanh, ớt và ăn kèm các loại rau thơm như tía tô, húng quế, xà lách... hay đòi hỏi cao về khâu chế biến nhưng có một sức hút kỳ lạ.. Bằng chứng là chỉ sau một thời gian ngắn đã có rất nhiều hàng quán lớn nhỏ khắp các quận huyện mọc lên.

Như một quy tắc tất yếu của ẩm thực, các món đặc sản khi đến vùng đất mới đều làm mới mình về nguyên liệu, thành phần hay gia vị để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi ấy.. Bún đậu mắm tôm cũng không lạ. Dễ nhận biết nhất là vị ngọt trong chén mắm tôm. Cao hơn là từng hàng lại gia giảm, thêm bớt nguyên liệu ăn kèm khiến trào lưu này càng sôi động và náo nhiệt hơn.

Bún tá lả
 
Ngoài mục đích đặt tên oách cho sản phẩm của mình thì thành phần lạ nhất của bún tá lả là chả rươi, một nguyên liệu được chủ quán tự hào là nhập rươi tươi về và chế biến tại chỗ.
Bún tá lả có nhiều điểm cộng. Đầu tiên tất cả nguyên vật liệu chính và phụ đều được bài trí khá bắt mắt trong một chiếc mâm tre nhỏ với lượng vừa đủ cho một người dùng. Tiếp theo là chả rươi ngon đúng vị, cuối cùng là phần lòng và thịt ghi điểm với với những lát gừng mỏng, thơm lừng, hứa hẹn ngon miệng.
Ngoài bún tá lả, đến quán, bạn còn được thưởng thức các món nước thuần Bắc hay chè khúc bạch với hoa lài đắng nhẹ, thơm dịu.
Địa chỉ: Quán Lâm Bô, 146B Nguyễn Đình Chính, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM.

Bún đậu chả giò

Bún đậu thập cẩm là hình ảnh quen thuộc của món bún đậu mắm tôm hiện nay tại tất cả các quán bún đậu của Sài thành. Gọi là thập cẩm bởi ngoài bún, đậu, mắm tôm, rau thơm, phần ăn sẽ “bao thầu” thêm đĩa thịt luộc xắt mỏng, lòng heo trắng phau, chả cốm vàng ươm. Để cạnh tranh, mỗi quán thường có một điểm nhấn riêng cho món ăn của mình. Điểm sơ một số quán bún đậu được đánh giá ngon nhất Sài Gòn ta sẽ dễ dàng nhận thấy. Cụ thể Bún đậu Homemade, điểm nhấn là đậu được làm bằng tay, tại chỗ; Bún đậu A Vừng là mắm tôm theo khẩu vị Nam bộ với giấm và rượu; Anh Em Quán là những miếng đậu vàng giòn lớp vỏ bên ngoài, mềm và béo ngậy phần đậu hũ trắng cùng hương thơm thanh nhẹ của đậu nành; Mẹt là món chả cốm ăn kèm, vừa béo ngậy, thơm mùi cốm.
Một phần bún đậu mắm tôm thập cẩm như thế thường có giá từ 70.000 – 100.000 đồng.
Bún đậu Homemade – Số 6 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình; Bún đậu A Vừng, 53 Lương Hữu Khánh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1;3. Anh em quán, 220/50A/47C Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q. Bình Thạnh; Mẹt, PP 14A Đồng Nai, Cư xá Bắc Hải, P.15, Quận 10; 72 Quán, 72 Lý Tự Trọng, Q.1; Ngõ nhỏ phố nhỏ, 156C Pasteur, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. HCM

 

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
type='text/javascript'/>